Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

7 nguyên tắc cần ghi nhớ khi cho bé ăn dặm kiểu truyền thống

 Ăn dặm truyền thống, một trong những phương pháp ăn dặm phổ biến được nhiều mẹ Việt Nam lựa chọn cho con bởi tính ưu Việt của nó như: trẻ sẽ ăn được nhiều hơn, bé tăng cân tốt hơn tuy nhiên, không phải bé nào cũng như vậy được. Để giải quyết những nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống, khi cho bé ăn dặm, mẹ cần ghi nhớ 7 nguyên tắc cho bé ăn dặm dưới đây.

7 nguyên tắc cần ghi nhớ khi cho bé ăn dặm kiểu truyền thống

Để phương pháp ăn dặm dần phù hợp hơn với đời sống hiện nay, khi áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé, mẹ cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:


1. Cho bé ăn dặm với thực đơn ăn dặm từ bột ngọt đến bột mặn, từ cháo sang cơm nát rồi sang cơm mềm. Việc này giúp bé dần thích nghi với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
2. Cho bé ăn từ loãng tới đặc dần, ăn từ ít tới nhiều để hệ tiêu hóa của bé được đảm bảo.
3. Mặc dù đã bổ sung dinh dưỡng cho bé từ các món ăn dặm xong mẹ vẫn phải duy trì hoạt động cho bé ti mẹ đầy đủ tới khi bé cai sữa (thường là 1 tuổi) bởi với trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, tối ưu nhất cho bé.
4. Tuyệt đối không sử dụng gia vị (nắm, muối) khi cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới chức năng của thận, khiến thận phải hoạt động quá sức.
5. Khi bé đã quen với ăn dặm bột mặn thì mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất trong thực đơn ăn dặm của bé gồm chất đạm, chất béo, tinh bột và chất xơ. Chính bởi vậy mà mẹ cần bổ sung dầu ăn dặm cho bé giúp bé hấp thu đầy đủ và dễ dàng nguồn dinh dưỡng hơn.
6. Không cho bé ăn lòng trắng, hải sản hay những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.
7. Dạy cho bé cần phải tập trung khi ăn, không cho bé vừa ăn vừa nghịch điện thoại, xem youtube hay bế dong bé đi ăn. Bởi việc này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tập trung của bé sau này.
Trên đây là 7 nguyên tắc cần ghi nhớ khi cho bé ăn dặm. Ngoài ra, mình bổ sung thêm 1 điều nữa, theo kinh nghiệm cá nhân mình là mẹ không nên ép bé ăn bởi việc này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của bé, bé sẽ cảm thấy sợ hãi mỗi khi ăn. Tình trạng này kéo dài dẫn tới trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng.
Mẹ cần biết rằng, giai đoạn này, trẻ vẫn được bổ sung dinh dưỡng từ sữa mẹ nên mẹ không phải quá lo lắng khi bé ăn không được nhiều.

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

Gợi ý 6 loại nước trái cây mát lịm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

 

Bé 6 tháng tuổi ngoài việc cho bú mẹ, ăn bột, bạn có thể làm phong phú thêm thực đơn ăn dặm của bé với rau xanh hoặc nước trái cây, vốn là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng dồi dào cho bé phát triển. Có thể cho bé uống xen kẽ sau bữa ăn khoảng 1 tiếng

Gợi ý 6 loại nước trái cây mát lịm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu đời và duy trì hoạt động cho bé bú tới 2 triểu. Bởi vậy, trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể không cần uống nước hay những loại nước trái cây này. Còn đối với các bé từ 6 tháng tuổi ăn dặm thì có thể uống nước. Mọi người có thể tham khảo một trong những loại nước trái cây dưới đây cho bé từ 6 tháng tuổi.

1. Nước nho

- Trái nho chứa nhiều flavonoid, vitamin và các chất chống oxy hóa.

- Xay một nhúm nho lấy nước cốt.

- Pha với một chút nước ấm rồi cho bé uống.

- Không cho thêm đường vì nho đã ngọt sẵn rồi.

2. Nước cam

- Cam tươi rửa sạch, bóc lấy múi.

- Bỏ vào máy xay ép lấy nước, có thể cho thêm 1 chút nước ấm để dễ xay.

- Cho thêm chút đường cho bé dễ uống.

3. Nước cà chua

- Cà chua rửa sạch, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ.

- Bỏ hạt, cho thêm chút nước ấm rồi ép lấy nước.

4. Nước cà rốt

- Cà rốt xắt nhỏ, xay nhuyễn, lọc bỏ bã.

- Pha với một chút nước ấm. Có thể cho thêm chút nước táo ép để tăng hương vị.

Với 4 gợi ý nước trái cây mát, tốt cho bé này, hãy bổ sung vào các bữa ăn ăn cho bé từ 6 tháng tuổi. Chúc mẹ thành công!

>> Xem thêm: [Tổng hợp] những đồ sử dụng cho bé tập ăn dặm mà mẹ cần chuẩn bị



Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Bảng chỉ số thai nhi 5 - 12 tuần tuổi có gì đặc biệt?

 5 - 12 tuần tuổi là giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. 4-6 tuần là thời gian mà phôi thai bắt đầu làm tổ và hình thành trong tử cung thì thời điểm này, các bác sĩ mới có thể đo được các chỉ số của thai nhi, để từ đó theo dõi xem liệu thai nhi có đang phát triển bình thường không? Có những dấu hiệu bất thường nào hay không? Vậy, hãy cùng Blogmeyeucon.blogspot tìm hiểu bảng chỉ số thai nhi 5-12 tuần tuổi ngay dưới đây nhé.

Bảng chỉ số thai nhi 5 - 12 tuần tuổi có gì đặc biệt?


Chỉ số thai nhi là chỉ số mà các bác sĩ có được thông qua việc siêu âm thai kỳ giúp theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi. Các chỉ số thai nhi có thể kể đến như:
  • GSD = Gestinational sac diameter (đường kính túi thai)
  • CRL = Crown-rump length (chiều dài đầu-mông)
  • BPD = Biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)
  • FL = Femur length (chiều dài xương đùi)
  • AC = Abdominal circumference (chu vi bụng)
  • HC = Head circumference (chu vi đầu)
  • EFW = Estimated Fetal Weight (Cân nặng thai nhi ước tính)....
Tuy nhiên, mỗi giai đoạn chúng ta sẽ có những chỉ số khác nhau được đo. Vậy bảng chỉ số thai nhi 5-12 tuần tuổi như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu mẹ nhé.


Từ bảng chỉ số thai nhi tiêu chuẩn này, các bác sĩ sẽ đối chiếu với chỉ số con yêu qua siêu âm để từ đó có thể xác định được sự phát triển của thai nhi có đang là bình thường hay không? Bởi vậy mà việc siêu âm xác định chỉ số cân nặng thai nhi và các chỉ số liên quan là đặc biệt quan trọng không thể bỏ qua trong suốt thai kỳ. Hãy ghi nhớ các mốc khám thai và tuân thủ đúng thời gian mẹ nhé.

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

Cách làm món trứng hấp rau củ cho bé 12 tháng tuổi ăn dặm

Trứng hấp rau củ nghe có vẻ hấp dẫn quá phải không nào. Thật ra đây là một món ăn được biến tấu từ món trứng đúc thịt, sẽ mang lại cho bé yêu nhà bạn đầy đủ chất dinh dưỡng với các thành phần từ trứng, óc heo và các loại rau củ ngon lành khác. Nếu bé nhà bạn lười và không chịu ăn rau thì đây là phương pháp để “đánh lừa” vị giác của bé. Nếu muốn biết cách làm món trứng hấp rau củ đầy hấp dẫn, hãy theo dõi bài viết dưới đây của thucdonchobe.org nhé!

Cách làm món trứng hấp rau củ cho bé 12 tháng tuổi ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 4 quả trứng gà
  • 1 bộ óc heo
  • 10 hạt sen
  • ¼ củ cà rốt
  • Đậu que
  • Gừng, hành lá
  • Hạt nêm, nước mắm, tiêu
Cách nấu
Bước 1: Đầu tiên, mẹ cạo sạch vỏ gừng, rửa sạch, 1 nửa đập dập còn 1 nửa giã và lọc lấy nước cốt.
Bước 2: Rửa óc heo với nước, loại bỏ phần gân đỏ và trần óc heo qua nước sôi có thả gừng đập dập khoảng 30 giây. Sau đó, mẹ dằm nhỏ óc heo, nêm vào bát óc heo 1 muỗng cà phê nước cốt gừng và 1 chút hạt tiêu.
Bước 3: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu.
Bước 4: Đậu que cũng thái hạt lựu.
Bước 5: Hành lá nhặt và rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 6: Cho bát trứng vào nồi hấp cách thủy đến khi chín là bạn đã có một món ăn tuyệt ngon cho bé rồi.

Trên đây là công thức nấu món trứng hấp rau củ cho bé 12 tháng tuổi ăn dặm. Chúc bé yêu của bạn ngon miệng!

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Sữa Nan Nga số 1 cho bé 0 - 6 tháng tuổi có tốt không?

Sữa NAN Nga số 1 (800g) là loại sữa NAN 1 giúp cân bằng dinh dưỡng, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não, tăng cường trí thông minh cho trẻ. 

Sữa Nan Nga số 1 có tốt không?

Sữa NAN Nga 1 được dùng cho trẻ sơ sinh khi sữa mẹ không đủ. Công thức sữa NAN Nga 1 được thiết kế để giúp trẻ khỏe mạnh ngay từ khi sinh ra. Sữa NAN Nga 1 cung cấp cho trẻ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển tối ưu thể chất lẫn tinh thần. Có tác dụng bảo vệ và giúp kích hoạt khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Sự kết hợp các dưỡng chất trong sữa NAN tạo thành một hỗn hợp có khả năng hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột phát triển tốt.

Ngoài ra OPTIPRO protein có trong sữa Nan Nga số 1 (400g) tối ưu cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ, nó rất tốt cho hệ tiêu hóa non yếu trong những năm đầu đời của bé

Về bản chất sữa Nan Nga 1 tạo ra một môi trường sống thuận lợi cho các vi sinh vật đường ruột, từ đó tăng cường miễn dịch, tăng cường khả năng tiêu hóa. Khi trẻ có hệ tiêu hóa tốt thì trẻ sẽ tăng cân và khỏe mạnh.

Thành phần sữa NAN Nga số 1

Sữa không béo, nước huyết thanh, đường lacto, dầu thực vật, chất đạm, lexitin đậu nành, canxi nitrat, canxi fotfat, natri nitrat, kẽm sunfat, sắt sunfat, dầu cá, kali clorua, natri selen , kali iốt, đồng sunfat, chất nuôi cấy vi thực vật, các vitamin, cacnitin, nucleotit…

1. Vi khuẩn biphidum BL

  • Nuôi dưỡng hệ vi thực vật có lợi cho sức khoẻ
  • Tăng cường khả năng miễn dịch

2. Chất lipit thông minh

  • Với 2 loại DHA (omega 3) và ARA (omega 6) cũng có trong sữa mẹ
  • Quan trọng cho sự phát triển não bộ và thị giác
  • Tăng cường khả năng miễn dịch

3. Chất đạm OPTIPRO

  • Thúc đẩy sự phát triển chiều cao cân đối
  • Giúp trẻ nhanh học hỏi

Cách pha sữa Nan Nga số 1 cho bé

Công thức pha sữa Nan nga theo độ tuổi các mẹ có thể tham khảo TẠI ĐÂY.

Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước

Bước 2: Rửa sạch dụng cụ (bình sữa, núm ti) và đun sôi trong 3-5 phút. Đảm bảo các dụng cụ phải thật sạch sẽ

Bước 3: Pha đúng tỷ lệ (Số thìa sữa và ml nước) theo độ tuổi của trẻ như trên vỏ hộp. Mẹ nên pha đúng theo tỷ lệ, không nên pha đặc sẽ hại thận của bé vì phải làm việc quá nhiều, còn nếu pha loãng thì sẽ không đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé

Cách bảo quản sữa Nan số 1 đúng cách

Để sữa NAN Nga 1 ở nơi khô, thoáng. Luôn đậy nắp thật chặt. Kiểm tra hạn sử dụng và nhớ là sữa công thức dạng bột chỉ sử dụng trong vòng một tháng sau khi mở nắp.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

4 cách trị rạn da tự nhiên, an toàn cho mẹ và bé

Mẹ bầu bị rạn làn da là điều phần lớn những mẹ bầu đều chăm lo & chăm sóc. Đặc biết, trong thời kỳ mang thai và trong giai đoạn cho con bú. Việc sử dụng các hóa chất cần hạn chế tới mức tối đa tối đa. Vậy có cách nào trị rạn da an toàn mà không ảnh hưởng đến con không? Hãy cùng tham khảo 4 cách trị rạn da tự nhiên an toàn cho bé dưới đây nhé.

4 cách trị rạn da tự nhiên, an toàn cho mẹ và bé

1. Sử dụng đai nịt bụng
Cách phòng tránh rạn da bằng đai nịt bụng này khá hiệu quả. Khi bụng các mẹ bắt đầu lớn hơn thì các mẹ nên sư dụng đai nịt bụng để giúp nâng đỡ bụng, tránh hiện tượng bụng nặng, xệ xuống dẫn tới tình trạng rạn da. Trong khi, đai nịt bụng cũng giúp mẹ bầu một cách dễ dàng hơn trong vận động khi bụng lớn, Tránh tình trạng cong vẹo cột sống. Khi mua đai nịt, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ chất lương cũng giống như cách sử dụng đai để không tác động đến thai nhi nhé.
2. Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa rất tốt trong việc chống ngừa rạn làn da là chức năng ấn tượng so với mẹ bầu. Ngoài ra, dầu dừa còn rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú. Các mẹ bỉm sữa nên ban đầu dùng dầu dừa lúc có thai tháng thứ 3-4  kết hợp sử dụng hằng ngày mỗi buổi tối sau khi tắm để bôi lên da bụng. Bà bầu chẳng may bị rạn da vẫn có thể dùng dầu dừa để tránh vết rạn và giúp làm mờ dần vết rạn da một cách hiệu quả
3. Sử dụng lòng trắng quả trứng gà
Lòng trắng trứng gà có công dụng chất lượng cao trong việc hồi phục và tái tạo collagen cho làn da bị rạn nứt. Bôi lòng trắng quả trứng gà lên khu vực bị rạn làn da, chờ trứng khô, rồi rửa sạch bằng nước lạnh là cách các mẹ bầu thường làm để trị rạn da sau sinh hiệu quả.
4. Chống rạn da bằng nha đam 
Nha đam là một trong những loại cây có tác dụng làm đẹp rất được người mẹ ưa chuộng. Bởi chất nhầy trong thịt nha đam không chỉ hỗ trợ độ ẩm cao cho da, trợ giúp da đàn hồi và giảm nếp nhăn tốt hơn mà còn có khả năng làm lành những vùng làn da bị gây tổn thương. Quan trọng đặc biệt, nha đam cũng đóng vai trò rất cần thiêt trong công việc tổng hợp collagen va sợi elastin ngăn chặn lão hóa làn da.
Đó là 4 cách trị rạn da sau sinh hoàn toàn tự nhiên mà có thể áp dụng. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các mẹ, giúp mẹ tái tạo làn da sau sinh về trạng thái ban đầu.
Tổng hợp thêm các cách trị dạn ra sau sinh khác tại: https://blogmeyeucon.com/cach-tri-ran-da-sau-sinh/