Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

7 nguyên tắc cần ghi nhớ khi cho bé ăn dặm kiểu truyền thống

 Ăn dặm truyền thống, một trong những phương pháp ăn dặm phổ biến được nhiều mẹ Việt Nam lựa chọn cho con bởi tính ưu Việt của nó như: trẻ sẽ ăn được nhiều hơn, bé tăng cân tốt hơn tuy nhiên, không phải bé nào cũng như vậy được. Để giải quyết những nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống, khi cho bé ăn dặm, mẹ cần ghi nhớ 7 nguyên tắc cho bé ăn dặm dưới đây.

7 nguyên tắc cần ghi nhớ khi cho bé ăn dặm kiểu truyền thống

Để phương pháp ăn dặm dần phù hợp hơn với đời sống hiện nay, khi áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé, mẹ cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:


1. Cho bé ăn dặm với thực đơn ăn dặm từ bột ngọt đến bột mặn, từ cháo sang cơm nát rồi sang cơm mềm. Việc này giúp bé dần thích nghi với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
2. Cho bé ăn từ loãng tới đặc dần, ăn từ ít tới nhiều để hệ tiêu hóa của bé được đảm bảo.
3. Mặc dù đã bổ sung dinh dưỡng cho bé từ các món ăn dặm xong mẹ vẫn phải duy trì hoạt động cho bé ti mẹ đầy đủ tới khi bé cai sữa (thường là 1 tuổi) bởi với trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, tối ưu nhất cho bé.
4. Tuyệt đối không sử dụng gia vị (nắm, muối) khi cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới chức năng của thận, khiến thận phải hoạt động quá sức.
5. Khi bé đã quen với ăn dặm bột mặn thì mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất trong thực đơn ăn dặm của bé gồm chất đạm, chất béo, tinh bột và chất xơ. Chính bởi vậy mà mẹ cần bổ sung dầu ăn dặm cho bé giúp bé hấp thu đầy đủ và dễ dàng nguồn dinh dưỡng hơn.
6. Không cho bé ăn lòng trắng, hải sản hay những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.
7. Dạy cho bé cần phải tập trung khi ăn, không cho bé vừa ăn vừa nghịch điện thoại, xem youtube hay bế dong bé đi ăn. Bởi việc này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tập trung của bé sau này.
Trên đây là 7 nguyên tắc cần ghi nhớ khi cho bé ăn dặm. Ngoài ra, mình bổ sung thêm 1 điều nữa, theo kinh nghiệm cá nhân mình là mẹ không nên ép bé ăn bởi việc này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của bé, bé sẽ cảm thấy sợ hãi mỗi khi ăn. Tình trạng này kéo dài dẫn tới trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng.
Mẹ cần biết rằng, giai đoạn này, trẻ vẫn được bổ sung dinh dưỡng từ sữa mẹ nên mẹ không phải quá lo lắng khi bé ăn không được nhiều.

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

Gợi ý 6 loại nước trái cây mát lịm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

 

Bé 6 tháng tuổi ngoài việc cho bú mẹ, ăn bột, bạn có thể làm phong phú thêm thực đơn ăn dặm của bé với rau xanh hoặc nước trái cây, vốn là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng dồi dào cho bé phát triển. Có thể cho bé uống xen kẽ sau bữa ăn khoảng 1 tiếng

Gợi ý 6 loại nước trái cây mát lịm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu đời và duy trì hoạt động cho bé bú tới 2 triểu. Bởi vậy, trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể không cần uống nước hay những loại nước trái cây này. Còn đối với các bé từ 6 tháng tuổi ăn dặm thì có thể uống nước. Mọi người có thể tham khảo một trong những loại nước trái cây dưới đây cho bé từ 6 tháng tuổi.

1. Nước nho

- Trái nho chứa nhiều flavonoid, vitamin và các chất chống oxy hóa.

- Xay một nhúm nho lấy nước cốt.

- Pha với một chút nước ấm rồi cho bé uống.

- Không cho thêm đường vì nho đã ngọt sẵn rồi.

2. Nước cam

- Cam tươi rửa sạch, bóc lấy múi.

- Bỏ vào máy xay ép lấy nước, có thể cho thêm 1 chút nước ấm để dễ xay.

- Cho thêm chút đường cho bé dễ uống.

3. Nước cà chua

- Cà chua rửa sạch, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ.

- Bỏ hạt, cho thêm chút nước ấm rồi ép lấy nước.

4. Nước cà rốt

- Cà rốt xắt nhỏ, xay nhuyễn, lọc bỏ bã.

- Pha với một chút nước ấm. Có thể cho thêm chút nước táo ép để tăng hương vị.

Với 4 gợi ý nước trái cây mát, tốt cho bé này, hãy bổ sung vào các bữa ăn ăn cho bé từ 6 tháng tuổi. Chúc mẹ thành công!

>> Xem thêm: [Tổng hợp] những đồ sử dụng cho bé tập ăn dặm mà mẹ cần chuẩn bị